Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu nên việc bị ốm sốt là điều khó tránh khỏi. Đối với các bà mẹ, nhất là những mẹ chưa có kinh nghiệm, việc chăm sóc trẻ khi bị sốt còn rất nhiều bỡ ngỡ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bậc cha mẹ những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt, để cha mẹ bớt lo lắng và yên tâm hơn trong hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé.
1. Vì sao bé bị sốt?
Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Khi bé bị sốt, có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà cha mẹ cần tìm hiểu để biết cách xử lý cho đúng. Thông thường, việc trẻ bị sốt có thể do các nguyên nhân sau:
– Sốt do virus: các loại sốt như sốt xuất huyết, sốt do virus cúm, virus sởi, bệnh thủy đậu, tay chân miệng…
– Sốt do nhiễm trùng: các bệnh thông thường như sốt phát ban, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiềm trùng đường tiết niệu… Ngoài ra còn có thể bị sốt khi bị bệnh nhiềm tủng khác như viêm tai giữa, nhiềm trùng máu, viêm amidan…
– Sốt do mọc răng
– Sốt do tiêm chủng: Với các mũi tiêm nặng, cơ thể bé có thể phản ứng bằng cách bị sốt.
Tùy vào từng nguyên nhận cụ thể mà cha mẹ có cách xử trí thích hợp khi bé bị sốt để giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái và nhanh khỏi bệnh.
2. Những điều cần chú ý khi chăm sóc bé bị sốt
Bé bị sốt có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, khi chăm sóc bé bị sốt, hầu như các cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
– Cởi bớt quần áo: Khi bé bị sốt, cha mẹ nên để cơ thể bé được thoáng mát nhẳm hạ bớt nhiệt. Hãy cởi bớt quần áo của bé, không trùm bé trong chăn kín, chỉ nên cho bé mặc một bộ quần áo mỏng nhẹ, thoáng và thấm hút mồ hôi. Nếu quấn bé quá kín, mặc quá nhiều đồ sẽ khiến nhiệt không thoát được ra ngoài, càng làm bé sốt cao hơn. Việc sốt quá cao có thể khiến nhiều bé bị co giật, gây nguy hiểm đến tính mạng.
– Cho bé uống nhiều nước: Khi bị sốt, cơ thể bé sẽ bị mất rất nhiều nước, vì vậy, cần bổ sung thêm nước cho bé. Mẹ có thể cho bé uống nhiều nước lọc, bổ sung thêm ozezol, nước cam, nước hoa quả các loại… để bù nước cho bé. Nên cho bé uống nhiều lần để lượng nước được bổ sung liên tục. Bổ sung thêm vitamin C cho bé bằng cách uống C sủi hoặc nước cam, để cơ thể bé bớt mệt mỏi, tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.
– Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé: Mẹ nên chuẩn bị sẵn một chiếc nhiệt kế (nhiệt kế đo trán, kẹp nách hoặc đo tai) để thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé, để có biện pháp cải thiện tình trạng sốt của bé, tránh để bé bị sốt quá cao. Nhất là đối với những bé có tiền sử sốt cao co giật thì mẹ càng cần theo dõi một cách cẩn thận, thường xuyên.
– Cho bé uống thuốc hạ sốt khi cần thiết: Khi nhiệt độ cơ thể bé lên đến 39 độ C thì mẹ phải cho bé dùng thuốc hạ sốt dành cho trẻ em. Thuốc hạ sốt dạng sủi có mùi thơm, giúp bé dễ uống hơn, có tác dụng khá nhanh, thường hạ sốt sau khoảng 30 phút. Mỗi lần uống hạ sốt cách nhau ít nhất là 4 tiếng. Ngoài ra, quan sát và theo dõi thấy bé luôn trong tình trạng li bì, mệt mỏi, không hạ sốt hoặc sốt đi sốt lại nhiều lần dù đã dùng thuốc thì mẹ nên cho bé đi viện để khám và điều trị.